Tài liệu tiếng việtHậu trường tạo hình gốc của các nhân vật hoạt hình Disney qua các thế hệ {Part 2}

Được viết bởi: Dương Chii


Hô lia~ Rosy vừa mới check lại xem Part 1 có 5 like chưa thì nó đã được những 7 like :D Trước khi xem tiếp tạo hình ban đầu của 10 nhân vật còn lại Rosy xin cảm ơn những người đã ủng hộ Rosy rất nhiều :) Rosy mong mọi người sẽ tiếp tục ủng hộ Rosy nhé :)) Cùng vào chủ đề chính thôi nào~

Tạo hình gốc của 10 nhân vật Disney



Công chúa Jasmine trong phim Aladin (1992)
Người tạo hình nhân vật công chúa Jasmine trong phim Aladin là Mark Henn. Anh ban đầu được thuê để vẽ nhân vật mẹ của Aladin nhưng sau đó khi nhân vật này bị xóa khỏi kịch bản, anh đã chuyển sang vẽ nhân vật công chúa Jasmine.



Henn mong muốn đưa kiến trúc Ả-rập vào trong phim nên đã quyết định tạo hình của nhân vật Jasmine lấy cảm hứng từ lăng mộ nổi tiếng Taj Mahal. Đặc điểm của văn hóa Ả-Rập dễ nhận thấy nhất là phần tóc, quần áo và trang sức của nhân vật.

Cô nàng Anna trong phim Frozen (2013)
Ánh nhìn của cô nàng Anna trong phim Frozen thường bị so sánh với Rapunzel trong phim Công chúa tóc mây vì thoạt nhìn cả hai đều có nét giống nhau. Nhưng nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy có sự khác biệt. Anna có đôi má đầy đặn hơn, khuôn mặt và cằm cũng tròn hơn. Thêm vào đó, phần lông mày, lông mi cũng to hơn Rapunzel.



Tất nhiên cả hai cũng có một vài điểm chung. Khi nhắc đến trang phục của Anna trong phim. Những người sáng tạo ra nhân vật này đã phân tích rất kỹ các kiểu quần áo truyền thống của Na Uy và dùng chúng cho nhân vật Anna.

Anh chàng Flynn trong phim Công Chúa Tóc Mây (2010)
Đây là một trong những nhân vật khá thú vị. Trong lúc tạo hình nhân vật Flynn, các nhà làm phim hoạt hình đã nghĩ đến về một diện mạo tên trộm trông thật ngầu và bảnh bao. Đơn giản bởi Rapunzel có vẻ đẹp xuất sắc và thân hình kiều diễm nên Flynn cần phải có nét đẹp nam tính và đẹp trai để tương xứng với cô nàng.



Nhân vật Flynn sau đó được lấy cảm hứng từ nam diễn viên Clark Gable và cầu thủ bóng đá David Beckham.

Nữ hoàng độc ác trong phim Nàng Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn
Ý tưởng gốc ban đầu về nữ hoàng trông khá kỳ dị và có phần giống một mụ phù thủy hơn. Rất may hình ảnh cuối cùng của nhân vật này đẹp hơn khá nhiều.



Năm 1934, Walt Disney đã nảy ra ý tưởng sản xuất bộ phim lấy cốt truyện từ Truyện cổ Grim. Cuối cùng ông đã chọn truyện Nàng bạch tuyết và 7 chú lùn. Đây là bộ phim hoạt hình dài thứ 4 trong lịch sử phim hoạt hình và phải mất 3 năm để hoàn thành.

Chi phí bỏ ra cho bộ phim là 1,5 triệu USD nhưng chỉ sau 6 tháng, bộ phim đã giúp Walt Disney thu hồi vốn thành công và còn đủ tiền để mở một studio mới ở Burbank, California, Mỹ.

Nhân vật Aladin trong phim hoạt hình nổi tiếng Aladin (1992)



Aladin là bộ phim dài thứ 31 của hãng Walt Disney. Nó được lấy cảm hứng từ bộ truyện dân gian của Trung Đông có tên "Ngàn lẻ một đêm". Cốt truyện về chàng trai Aladin trong phim đã được thay đổi khá nhiều. Ví dụ trong câu chuyện gốc không có sự xuất hiện của tấm thảm thần kỳ. Ngoài ra Aladin thực có mẹ mặc dù cha anh đã qua đời và thần đèn có thể thực hiện được nhiều hơn 3 điều ước.

Thần đèn trong phim Aladin (1992)
Nhân vật thần đèn do họa sỹ Eric Goldberg, một người mới chân ướt chân ráo vào Walt Disney tạo ra. Nhiều người tin rằng, thần thái và nét vẽ nhân vật thần đèn trong phim Aladin ảnh hưởng rất nhiều từ tính cách vui vẻ và hài hước của Eric.



Eric lấy nguồn cảm hứng cho bản thân từ nghệ sỹ biếm họa nổi tiếng AI Hirschfeld. Phong cách trong bộ phim Aladin cũng được làm theo lối biếm họa khá nhiều. Mọi thứ trong phim đều tròn và có cảm giác bị sai lệch.

Nhân vật chính trong phim Cô Bé Lọ Lem (1950)
Cinderella hay Cô bé lọ lem là một trong những nhân vật để đời của nữ họa sỹ Mary Blair. Đây là bộ phim dài thứ hai trong lịch sử làm phim của Walt Disney và cũng là bộ phim nổi tiếng nhất cho đến nay.



Walt Disney lúc đó rất ngạc nhiên với phong cách và màu sắc độc đáo của nhân vật Cinderella do Mary Blair sáng tạo ra. Cô cho biết hình ảnh Cinderella lấy cảm hứng khá nhiều từ chuyến đi Nam Mỹ vào năm 1941.

Phim hoạt hình Cô bé lọ lem phát hành vào 15/2/1950 và sau đó trở thành một tác phẩm xuất sắc trong lịch sử phim hoạt hình. Bộ phim này cũng được chuyển thể thành phim người thật vào năm 2015.

Vua Thủy Tề trong phim Nàng Tiên Cá (1989)



Trong phiên bản gốc của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen, nhân vật Vua thủy tề (Triton) không có tên và không làm gì ảnh hưởng đến con người. Nhân vật Vua thủy tề trong phim Nàng tiên cá lấy cảm hứng từ bài hát của thần biển Poseidon trong thần thoại Hy Lạp.

Nàng bạch tuyết trong phim Nàng Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn
Đây là bộ phin hoạt hình dài đầu tiên của Walt Disney và là một trong những bộ phim thành công vang dội nhất. Bộ phim có sự tham gia của nhiều họa sỹ gạo cội và tài năng như Albert Hurter, Gustaf Tenggren và Joe Grant.



Ý tưởng về nàng Bạch Tuyết giữa bản ý tưởng gốc và cuối cùng không nhiều khác biệt, ngoại trừ đôi mắt của cô nhỏ và sinh động hơn. Điều này khá dễ hiểu khi phong cách điển hình của Disney là tránh phóng đại các chi tiết khiến nhân vật trông giả tạo và kém thực tế.

Anh chàng Peter Pan (1953)



Mit Kahl là họa sỹ được giao nhiệm vụ tạo hình cho nhân vật Peter Pan mặc dù ban đầu, Kahl muốn được vẽ hình ảnh thuyền trưởng Hook. Theo ông, phần khó nhất khi vẽ Peter Pan là làm sao có thể tạo hình nhân vật sống động khi lơ lửng giữa không trung.


~Nguồn~

Like và Ủng hộ nếu mọi người thích Rosy đăng nhiều bài giống như vậy :))



Posted on April 14, 2019 08:17:55 AM


12
Donate free




Đăng nhập để tham gia thảo luận! Hoặc bạn có thể bình luận bằng facebook ở dưới.