Share tài liệuNếu như bị bom nguyên tử nổ chết. Liệu có cảm giác đau đớn không?

Được viết bởi: Hust IT1


[知乎] Nếu như bị bom nguyên tử nổ chết, bạn ngay lập tức bốc hơi, quá trình tử vong này cụ thể là như thế nào? Liệu có cảm giác đau đớn không?



1. [+20.2k likes]

Câu chuyện này xảy ra vào mười năm trước, nhà tôi lúc đó ở tại lầu 7, còn phía trên chính là mái nhà không có khóa cửa. Vào mùa hè, người nhà của tôi thường xuyên đi lên mái nhà hóng mát lắm.
Một ngày kia vào lúc chạng vạng tối, mẹ tôi đang hóng mát trên mái nhà. Bên ngoài đột nhiên ầm một tiếng, sấm sét bắt đầu đánh xuống, tôi liền đứng dậy đi mái nhà tìm bà. Ký ức cuối cùng còn lưu lại trong đầu tôi là tôi đứng ở trên mái nhà nhìn chung quanh, ký ức liền dừng ngay ở đoạn đó, cái gì cũng đều nghĩ không ra.
Thời điểm tôi tỉnh tại là trên giường bệnh, xung quanh toàn người với người. Tôi cảm thấy đau khắp mình mẩy liền hỏi cha tôi thế này là như thế nào, cha mới nói tôi bị sét đánh rồi...
Từ đó có thể kết luận là nếu như bạn bị sét đánh (hoặc là bị bom nguyên tử nổ) thì ngay tại lúc đó bạn chả cảm thấy đau đớn tí nào đâu. Nhưng là nếu như sau tai nạn mà bạn không chết thì đau lắm đó.

2. [124 likes]

Tối qua tui vừa mới xem phóng sự "Hiroshima" của BBC, tui đề nghị mọi người nên đi xem thử.
(link cho bạn nào muốn xem : https://www.dailymotion.com/video/xlk8my)
Nổ bom nguyên tử không phải là nguyên nhân gây chết đâu, nguyên nhân gây chết người chủ yếu bao gồm sóng xung kích, bức xạ quang, bức xạ nhiệt và bức xạ ion
Ba cái đầu ảnh hưởng chỉ trong thời gian xảy ra vụ nổ. Nhưng ảnh hưởng của bức xạ ion thì kéo dài dai dẳng, thời gian phân rã của các chất phóng xạ có thể lên tới 100 năm (và giảm dần trong quá trình bán rã theo thời gian).
Mức độ đau khổ và thương tích của con người được xác định bởi khoảng cách của người đó đến tâm vụ nổ.
1. Người đứng ở trung tâm vụ nổ là người may mắn nhất vì họ không cảm nhận được sự đau đớn khi chết. Như tiêu đề của chủ thớt thì cơ thể của họ bốc hơi ngay lập tức, chỉ để lại một bóng đen in dấu trên tường (ảnh 1,2,3). Vì vậy ở thời điểm thống kê sau vụ nổ bom nguyên tử, họ thống kê được khoảng 50,000 người xương cốt không còn (bằng bóng đen trên tường), ngoài ra họ chẳng tìm thấy được gì nữa.
2. Nếu ông ở xa hơn thì sẽ hơi đau đớn đó. Sóng xung kích mạnh mẽ sẽ phá hủy tất cả các kiến trúc chỉ trong chốc lát. Người bị sóng xung kích cuốn đi sẽ rơi xuống ở khắp mọi nơi, bức xạ quang ngay lúc đó sẽ gây mù lòa tất cả các loại động vật và con người. Sức nóng khủng khiếp sẽ đốt cháy trụi da và tóc của ông, ông sẽ biến thành một người đen như than đá. Nhưng mà ông không chết ngay lập tức mà chết sau một khoảng thời gian đau đớn sau đó.
3. Những người ở xa hơn mới là người đau đớn nhất. Dù cho họ là người sống sót sau thảm họa nhưng sau vụ nổ bom nguyên tử trời sẽ mưa rất to (hình 4). Nếu họ uống phải thứ nước mưa phóng xạ đen đó (bảo là mưa chứ thật ra là bao gồm bụi và tro phóng xạ trong đó nên nó có màu đen như mực) sẽ khiến cơ thể họ bị bệnh. Cơ thể người sẽ bị loét, tóc bắt đầu rụng, đau đớn gần như không chịu nổi. Rất nhiều người mất đi mấy ngày sau đó, cũng có nhiều người sống sót nhưng mắc bệnh như ung thư, bạch cầu. Một số người thì may mắn sống sót đến 80 hoặc 90 tuổi.

3. [+5.7k likes]

Đau đớn truyền đến thần kinh trung ương cần có thời gian.
Tốc độ bom nguyên tử làm cơ thể của ông bốc hơi nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ cảm giác bỏng rát dẫn truyền đến đại não. Ông chưa đợi được cảm giác bỏng truyền tới thì bức xạ nhiệt đã làm não của ông bốc hơi mất rồi.
Bởi vậy tư duy ngay lập tức ngừng lại, sẽ không có đau khổ, cũng không có kinh sợ. Theo cách nói của người bình thường như chúng ta thì đây đúng lá nháy mắt tan biến vào hư vô.
Hiểu theo đơn giản hơn là ông cứ thử hình dung xem cái cảm giác của ông lúc trước khi được sinh ra là như thế nào đi. Là không có cảm giác, không có tư duy, không có mơ mộng, không có đau đớn cùng hạnh phúc. Bởi vì đơn giản là ông không hề tồn tại trên cuộc đời này!

4. [+4.8k likes]

Mị đang ở đứng ở chỗ tường cao 2 mét thì đạp hụt chân nên té xuống đất và tiếp đất bằng đầu luôn. Nhưng không có miếng cảm giác nào gọi là đau đớn cả. Ừm cho tới khi mị tỉnh lại vào ngày hôm sau.....

5. [+1.3k likes]

Tốc độ dẫn truyền tín hiệu đến thần kinh trung ương của con người tầm 100m (đoạn này mình nghĩ chủ thớt nhầm lẫn, đúng chính xác là tốc độ dẫn truyền trong sợi trục là 50-100m/s chứ không phải 100m), đại não tiếp nhận tín hiệu và sinh ra ý thức phản ứng trong khoảng thời gian ước chừng 0.1s, thời gian để tạo ra phản ứng là tầm 0.2s. Trong khi thời gian để lượng được giải phóng trong một vụ nổ bom nguyên tử khiến cho cơ thể con người bốc hơi sẽ không vượt quá 0.1s. Nói cách khác thì dù cho các dây thần kinh của ông tại lúc xảy ra vụ nổ có cảm giác được thì tín hiệu cũng chưa được truyền tới đại não thì não của ông đã biến mất rồi.
Đối với người bốc hơi trong bom hạt nhân, cát bụi lại về với cát bụi thôi, dường như là thế giới này chưa từng có ông tồn tại vậy đó, Hay là ông thử hỏi không khí với bụi đất xem nó có đau không?

Nguồn: https://www.zhihu.com/question/271862236

Posted on March 15, 2020 08:22:12 AM


8
Donate free




Đăng nhập để tham gia thảo luận! Hoặc bạn có thể bình luận bằng facebook ở dưới.