Upali Sedere writes about education and serves as an advisor to Sri Lanka’s Ministry of Education. He notes that online learning is available to children and adults in many areas, but not others. Upali Sedere là cây bút chuyên viết về giáo dục và là cố vấn cho Bộ Giáo dục tại Sri Lanka. Ông nhấn mạnh rằng việc nhiều trẻ em và người lớn đã có thể học trực tuyến tại nhiều khu vực, nhưng không phải là tất cả.
“One section of the population is enjoying online learning, with virtual classrooms, with all kinds of apps, whereas recently the UNESCO indicated a total of 826 million students are kept out of classrooms – and only 43 percent of this number has access to some form of online learning today.” “Một phần dân số đang tham gia việc học trực tuyến, với lớp học ảo, với đủ các loại ứng dụng, trong khi gần đây UNESCO tuyên bố rằng có 826 triệu học sinh không được đi học – và chỉ 43% con số này đã tham gia một số phương thức giảng dạy trực tuyến ngày nay.”
The numbers he gives come from the International Task Force on Teachers, also called The Teachers Task Force. The group is an international alliance of educators and organizations under UNESCO, the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Con số được ông đưa ra đến từ Lực lượng Giáo viên Đặc nhiệm Quốc tế, hay còn gọi là Lực lượng Giáo viên Đặc nhiệm. Đây là một nhóm liên minh những nhà giáo và tổ chức quốc tế thuộc UNESCO, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thuộc Liên Hợp quốc.
The divide between the “haves” and “have-nots” is very clear in developing countries, especially those south of the Sahara Desert. There, 89 percent of learners do not have a household computer and 82 percent have no internet connection. Sự phân biệt giữa những người “đã có” và “chưa có” rất rõ ràng tại các nước đang phát triển, đặc biệt tại những nước ở phía Nam Sa mạc Sahara. Tại đây, 89% số người học không có máy tính tại nhà và 82% không có kết nối Internet.
Some learners have mobile phones where they find information and can connect with their teachers and other learners. About 56 million learners live in places without mobile technology. Half of them are in sub-Saharan Africa. Một số người học có điện thoại để tra cứu thông tin và liên hệ với giáo viên và những bạn học khác của mình. Khoảng 56 triệu người học sống tại những nơi không có công nghệ di động. Một nửa số này là ở vùng châu Phi cận Sahara.
How can young people and adults continue learning in the current coronavirus crisis if they cannot go online? Làm cách nào mà những người trẻ tuổi và trưởng thành tiếp tục việc học giữa khủng hoảng virus corona hiện nay nếu họ không thể online?
Audrey Azoulay is UNESCO’s Director General. She notes the value of other technology, “including the use of community radio and television broadcasts, and creativity in all ways of learning.” Audrey Azouley là Tổng giám đốc của UNESCO. Bà đặt nặng giá trị của những công nghệ khác, “bao gồm việc sử dụng các chương trình phát thanh và truyền hình cộng đồng, và sự sáng tạo trong mọi phương pháp học.”
Lack of electricity in Afghanistan – Thiếu điện tại Afghanistan
Ahmad Tameem is an online language teacher in Kabul, Afghanistan. He notes that the Afghan National Television is broadcasting educational programs for students who are not able to attend school. They are staying at home to protect themselves and others from the coronavirus. Ahmad Tameem là một giáo viên ngôn ngữ trực tuyến tại Kabul, Afghanistan. Ông chỉ ra rằng Đài truyền hình quốc gia Afghan đang chiếu các chương trình giáo dục cho các học sinh không thể đến trường học. Chúng đang ở nhà để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi virus corona.
Since internet access in Afghanistan is costly, Tameem noted, few students can spend much time learning online. He heard that some teachers are using phone apps to send study materials to students. He said that he does not believe online learning will continue after the coronavirus pandemic ends because students enjoy the social contacts and friendships they make at school. Tameem nhấn mạnh rằng, khi truy cập Internet tại Afghanistan là đắt đỏ, chỉ một số ít học sinh có thể dành nhiều thời gian cho việc học trực tuyến. Ông biết được rằng một số giáo viên đang sử dụng các ứng dụng điện thoại để gửi các tài liệu học cho học sinh. Ông cho biết mình không tin việc học trực tuyến sẽ tiếp tục sau khi đại dịch corona kết thúc bởi học sinh thích giao tiếp xã hội và kết bạn tại trường học.
Martha Young is Director of Educational Programs at the Professional Development Institute of the American University of Afghanistan in Kabul. She spoke with principals of private Afghan high schools where all the subjects are taught in English. She found only one who was sure that every student has a computer at home. Afghanistan’s public education system teaches children from kindergarten through high school. These public schools are not attempting online learning. Martha Young là Giám đốc Chương trình Giáo dục tại Viện Phát triển Chuyên nghiệp của Đại học Afghanistan ở Kabul. Bà đã trò chuyện với hiệu trưởng các trường trung học tư thục Afghan nơi tất cả các môn học đều được dạy bằng tiếng Anh. Bà nhận ra rằng chỉ một trong số họ đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có máy tính tại nhà. Hệ thống giáo dục công lập tại Afghanistan dạy trẻ em từ mẫu giáo đến trung học phổ thông. Những trường công lập này không có ý định học trực tuyến.
Young notes that some universities are trying to support online learning programs. But it has become nearly impossible for them to continue because of Taliban attacks on power stations in and around Kabul. Before the attacks, each neighborhood received enough power for only four hours a day. Now electricity is available for even shorter periods. Bà Young nhấn mạnh rằng một số trường đại học đang cố gắng để hỗ trợ các chương trình học trực tuyến. Nhưng việc tiếp tục (việc học trực tuyến) gần như là không thể bởi Taliban tấn công đến các trạm phát điện tại và xung quanh Kabul. Trước các cuộc tấn công, mỗi khu vực đều nhận đủ số điện chỉ trong 4 tiếng mỗi ngày. Giờ điện chỉ có trong khoảng thời gian ngắn hơn vậy.
Taliban là một phiến quân Hồi giáo Sunni cực đoan của người Pashtun, thống trị phần lớn Afghanistan từ năm 1995 đến năm 2001. Taliban đang trở thành một lực lượng chính trị, quân sự quan trọng, kiểm soát hơn 60% lãnh thổ Afghanistan và rất khó để ngăn chặn Taliban lớn mạnh. Xét về mọi phương diện, chính quyền Kabul đang gặp khó. Ở trong nước, nội bộ bất ổn, lực lượng Taliban ngày càng lớn mạnh. Bên ngoài, họ đã mất đi sự ủng hộ từ phía Mỹ bao gồm cả chính trị và kinh tế. Hòa bình tại quốc gia này đang đứng trước những bất ổn và bấp bênh chưa từng thấy kể từ năm 2001. Rohingya refugees in Bangladesh – Người tị nạn Rohingya tại Bangladesh
James Onyango is an education officer with the U.N. High Commissioner for Refugees, or UNHCR, in Cox’s Bazar, Bangladesh. He helps educators working in the Rohingya refugee camps at Cox’s Bazar. James Onyango là một cán bộ giáo dục tại Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, hay UNHCR, tại Cox’s Bazar, Bangladesh. Ông giúp các nhà giáo làm việc tại trại tị nạn Rohingya tại Cox’s Bazar.
Onyango says these educators have “developed some guidelines to support caregivers and parents in facilitating some learning in their homes while the facilities remain closed.” Onyango cho biết những nhà giáo này đã “xây dựng một số quy trình hướng dẫn nhằm hỗ trợ những người chăm sóc và phụ huynh trong việc tạo điều kiện cho việc học tại nhà của họ trong khi các cơ sở giáo dục vẫn đóng cửa.”
He told VOA that the UNHCR acknowledges that parents cannot take the place of teachers for their children. Ông chia sẻ với VOA rằng UNHCR nhận thức được rằng phụ huynh không thể thay thế vai trò của giáo viên đối với con em mình.
“We are not trying to convert the households into schools.” “Chúng tôi không cố gắng để chuyển đổi các hộ gia đình thành trường học.”
Instead, he said, the UN agency’s guidance is more about general ideas for what a parent can do. Thay vào đó, bộ hướng dẫn của cơ quan UN hướng tới những ý tưởng khái quát về những gì mà phụ huynh có thể làm.
“For instance, encouraging the parents to try and assist their child to spend between one to two hours per day on education using the workbooks that they have been provided. If they could, identify an adult who is in their household who could work with these children for between one to two hours in a day in the home.” “Ví dụ, động viện phụ huynh cố gắng và hỗ trợ con em mình để dành trong khoảng một đến hai tiếng mỗi ngày trong việc học với sách bài tập chúng đã được cung cấp. Nếu họ có thể, hãy chỉ định một người lớn trong gia đình có thể làm việc cùng với đứa trẻ trong vòng một đến hai tiếng một ngày tại nhà.”
Helping children with their workbooks requires an adult who can read. Để giúp trẻ em làm sách bài tập cần có một người lớn biết đọc.
Onyango said the ability to read, while important, is not always the only way to help children learn. Onyango cho biết khả năng đọc sách, dù quan trọng, cũng không phải luôn là cách duy nhất để giúp trẻ em học.
“In terms of the younger children we are encouraging the parents to tell them stories or play with them just as a way of ensuring that during this period children are meaningfully engaged… It also has a positive effect in terms of further facilitating the desired social distancing.” “Với những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn, chúng tôi khuyến khích phụ huynh kể chuyện hoặc chơi với chúng như là một cách đảm bảo rằng trong thời gian này trẻ em giữ được hứng thú (với việc học) một cách có ý nghĩa….Nó cũng có tác động tích cực đối với việc tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc bảo đảm mong muốn giãn cách xã hội.”
The teachers who live in the refugee camps help to pass information along to families in their neighborhoods using megaphones. Islamic clergymen have been sharing information in messages broadcast from religious centers. In some areas, large signs are hung where people can see them. Những giáo viên sống trong trại tị nạn có thể giúp truyền thông tin đến các gia đình tại khu vực của họ bằng cách sử dụng loa. Các giáo sĩ Hồi giáo đã chia sẻ thông tin dưới dạng thông tin phát đi từ các trung tâm hồi giáo. Tại một số khu vực, các biển báo lớn được treo ở những nơi mọi người có thể nhìn thấy được.
Sri Lanka’s public television joins with VOA – Truyền hình công cộng của Sri Lanka kết hợp với VOA
Education writer Upali Sedere spoke with VOA about conditions in Sri Lanka. Nhà văn giáo dục Upaili Sedera đã nói chuyện với VOA về những điều kiện tại Sri Lanka.
“The statistical department of Sri Lanka has done a household survey that indicates only 24 percent of our homes have got a computer at home. Particularly the digital literacy – somebody is able to use social media, Facebook and things like that – about 78 percent of the youth can use it. But not necessarily computer literacy, ability to do something with the computer, is much lower than that – it’s about 43 percent in general.” “Cục thống kê của Sri Lanka đã thực hiện khảo sát các hộ gia đình và chỉ ra được rằng chỉ 24% số hộ đã có máy tính tại nhà. Đặc biệt về khả năng đọc tài liệu kỹ thuật số – những người có thể sử dụng mạng xã hội, như Facebook và những thứ tương tự, khoảng 78% số người trẻ tuổi có thể sử dụng nó. Nhưng khả năng đọc máy tính, là khả năng làm việc gì đó với máy tính, thấp hơn nhiều so với khả năng đọc tài liệu kỹ thuật số – chỉ khoảng 43%.”
Even families who have a computer or a mobile device may not be able to use it for online learning. Sedere said the less costly service plans they have do not offer them enough data for learning online. Kể cả những gia đình có máy tính hoặc thiết bị di động có thể không thể sử dụng chúng cho việc học trực tuyến. Sedere cho biết các gói dịch vụ ít tốt kém hơn không cung cấp đủ dung lượng dữ liệu cho việc học.
“The internet access in Sri Lanka is very low. I think about 27 percent of the rural population, 46 percent to 50 percent in the urban societies, you get internet facility at home.” “Truy cập Internet tại Sri Lanka thực sự rất kém. Tôi nghĩ khoảng 27% dân số nông thôn, 46% đến 50% tại cộng đồng thành thị, có thiết bị truy cập Internet tại nhà.”
The solution to distance learning for Sri Lanka may be found in existing technology. The country’s president, Gotabaya Rajapaksa, has asked educators to use television (TV) more as a teaching tool. Through a deal between the Sri Lankan Ministry of Education and Voice of America, Learning English videos are now shown daily on Channel Eye, one of two national TV broadcasters. Giải pháp cho việc học trực tuyến dành cho Sri Lanka có thể sẽ được tìm thấy ngay tại những công nghệ đã tồn tại. Thủ tướng của Sri Lanka, Gotabaya Rajapaksa, đã yêu cầu các nhà giáo sử dụng TV như là một công cụ dạy học hơn cả. Qua thỏa thuận giữa Bộ Giáo dục Sri Lanka và Đài tiếng nói Hoa Kỳ, các video học tiếng Anh giờ sẽ được chiếu hàng ngày trên kênh Eye Channel, một trong hai đài truyền hình TV quốc gia.
“What is widely available in Sri Lanka is the television and the radio. … TV is available to over 90 percent of households. Generally a child has the privilege to watch that.” “Thứ xuất hiện rộng rãi tại Sri Lanka chính là TV và đài…. TV có mặt tại hơn 90% hộ gia đình. Nhìn chung, một đứa trẻ có đặc quyền được xem TV.”
Sedere adds that he thinks the VOA programs will prove useful to Sri Lanka’s educators as well as to the general population. Sedere bổ sung rằng ông nghĩ các chương trình VOA sẽ chứng minh sự hữu ích cho các nhà giáo Sri Lanka cũng như cho toàn dân nói chung.
Nguồn: VOA
New words:
app – n. a software application for an electronic device
access – n. a way of getting near, at, or to something or someone
mobile – adj. able to move from one place to another
principal – n. the person in charge of a school
kindergarten – n. a school or class for very young children
pandemic – n. an occurrence in which a disease spreads very quickly and affects a large number of people over a wide area or throughout the world
facilitate – v. to make (something) easier; to help cause (something)
literacy – n. the ability to read and write
acknowledge – v. to say that you accept or do not deny the truth or existence of (something)
encourage – v. to make (something) more appealing or more likely to happen
positive – adj. good or useful
megaphone – n. a cone-shaped device used to make your voice louder when you speak through it
statistical – adj. using a number that represents a piece of information
data – n. facts or information used usually to calculate, analyze, or plan something
rural – adj. of or relating to the country and the people who live there instead of the city
Nguồn: baosongngu.vn