Anh - Việt[Song ngữ] Nghi vấn đạo nhái làm hoen ố nền văn hóa nhạc pop việt nam

Được viết bởi: Hust IT1


As the Vietnamese pop music scene grows, there is a corresponding increase in suspicions of plagiarism.
Trong bối cảnh nhạc pop Việt Nam đang phát triển, các nghi án đạo nhạc cũng ngày càng tăng.


The latest one has been levied against singer AMEE’s musical video “Sao Anh Chua Ve” (Why Aren’t You Home Yet?) released in March for borrowing ideas from Taylor Swift’s 2014 hit “Blank Space”.
Sản phẩm thu âm gặp phải nghi án đạo nhạc mới nhất là video ca nhạc của ca sĩ AMEE “Sao Anh Chưa Về”, phát hành vào tháng Ba, bởi việc mượn ý tưởng từ hit “Blank Space” của Taylor Swift vào năm 2014.

Both clips feature a princess-like woman living in a castle with a Prince Charming, whom she suspects of cheating on her and consequently exacts revenge on.
Cả hai clip đều cho thấy một người phụ nữ tựa như công chúa sống trong một lâu đài cùng Bạch mã Hoàng tử, người mà cô nghi ngờ đang gian dối sau lưng và dẫn đến việc trả thù.

AMEE’s heroine is a lot more feminine and childlike and lacks the complex psychological development of Taylor Swift’s. However, there are a few angry, jealous shots in the Vietnamese singer’s MV in which the heroine cries her eyes out, shouts, cuts her lover’s shirt, and slashes his portrait just like in “Blank Space”.
Phiên bản nữ chính của AMEE nữ tính và trẻ con hơn và thiếu sự phát triển tâm lý phức tạp như phiên bản của Taylor Swift. Tuy nhiên, vẫn có một số cảnh giận dữ, ghen tuông trong MV của ca sĩ Việt nam mà nhân vật nữ khóc hết nước mắt, la hét, cắt áo người yêu mình, và rạch bức họa của anh ta giống như trong “Blank Space”.



Others that were suspected in recent times include singer Orange and composer Chau Dang Khoa’s song “Chan Ai” (True Love), whose prelude sounds similar to Elem3ntz’s song “Lier” posted on a popular music website last June; Hien Ho and Phuc Bo’s 2019 song “Can Xa” (We Need to Part) which strongly resembles South Korean singer Sunmi’s 2017 hit “Gashina”; and Min and Hoang Ton’s 2019 song “Vi Yeu Cu Dam Dau” (Because I Love You) which sounds like Barbadian singer Shontelle’s 2010 hit “Impossible”.
Những người khác bị dính nghi án trong thời gian gần đây gồm bài hát “Chân Ái” của ca sĩ Orange và nhạc si Châu Đăng Khoa, có đoạn dạo đầu giống với bài “Lier” của Elem3ntz’s, được đăng tải trên một website âm nhạc nổi tiếng tháng Sáu năm ngoái; bài “Cần xa” của Hiền Hồ và Phúc Bồ năm 2019 cực giống với bài hit “Gashina” của ca sĩ Hàn Quốc Sunmi năm 2017; và bài hát “Vì Yêu Cứ Đâm Đầu” của Min và Hoàng Tôn vào năm 2019 giống với bài hit “Impossible” của ca sĩ người Barbados tên Shontelle năm 2010.

Audiences nowadays have easy access to world music and use song finder apps and can make quick comparisons between originals and copycats.
Khán giả ngày nay có thể dễ dàng truy cập vào thế giới âm nhạc và sử dụng các ứng dụng tìm bài hát và có thể đưa ra sự so sánh nhanh chóng giữa bản gốc và bản nhái.

Though plagiarism is not a problem exclusively faced by young artists, the younger generation tends to be more vulnerable.
Dù đạo nhạc không phải là vấn đề duy nhất mà các nghệ sĩ trẻ phải đối mặt, thế hệ trẻ có xu hướng dễ tổn thương hơn trước.

When faced with the suspicion, some have denied plagiarizing, some have admitted to it but many have remained silent or declined to comment. For instance, Chau Dang Khoa denied plagiarizing the South Korean band V4Men’s 2006 “Nuoc Mat” (T.E.A.R) for the chorus in his 2019 song “Tinh Nhan Oi!” (Hey Lover!), explaining that the two songs were basically different and any minor similarity might just be a coincidence.
Khi đối mặt với nghi án, một số phủ nhận việc đạo nhạc, một số đã thừa nhận nhưng rất nhiều người giữ im lặng hoặc từ chối bình luận. Ví dụ, Châu Đăng Khoa phủ nhận việc đạo bài hát “Nước Mắt” (T.E.A.R) của ban nhạc Hàn Quốc V4Men năm 2006 vào điệp khúc bài hit “Tình Nhân Ơi” năm 2019, giải thích rằng hai bài hát về cơ bản là khác biệt và bất cứ sự trùng hợp nhỏ nào có thể chỉ là ngẫu nhiên.

Plagiarizing can range from reusing others’ music without authorization or giving proper credit and copying ideas from others’ MVs to imitating choreography and style.
Việc đạo nhạc có thể trải dài từ việc tái sử dụng âm nhạc của người khác mà không xin phép bản quyền hoặc ghi nguồn phù hợp và sao chép ý tưởng từ MV của người khác cho đến bắt chước vũ đạo và phong cách.

Since the 1990s, when Vietnam opened its market to the outside world, popular international music has been pouring in, giving rise to legally dubious adaptations of foreign, especially Chinese, songs.
Kể từ những năm 90, khi Việt Nam mở cửa thị trường, âm nhạc quốc tế đại chúng đã nở rộ, tạo ra những phiên bản bài hát chuyển thể hợp pháp từ nước ngoài, đặc biệt từ những bài hát Trung Quốc.

Though the country signed the Berne Convention in 2004, plagiarism continued to rise alongside the growth of local pop in the 2000s, dubbed the genre’s “golden years”.
Dù đất nước đã ký Hiệp ước Berne vào 2004, việc đạo nhái tiếp tục tăng theo sự phát triển của nhạc pop trong nước vào những năm 2000, được coi là “thế hệ vàng” của thể loại này.

In 2005 the Agency for Performing Arts under the then Ministry of Culture and Information announced a list of 70 songs suspected of plagiarism. They included works by popular musicians like Vo Thien Thanh, Quoc Bao and Phuong Uyen.
Vào năm 2005 Cục Biểu diễn nghệ thuật trực thuộc Bộ Văn hóa và Thông tin công bố danh sách 70 bài hát bị dính nghi án đạo nhạc. Danh sách này bao gồm sản phẩm của các nhạc sĩ nổi tiếng như Võ Thiện Thanh, Quốc Bảo và Phương Uyên.

Some suspected cases have resulted in lawsuits. In 2018, for instance, the Vietnam Center for Protection of Music Copyright (VCPMC) sued music management company Sky Music for VND3.3 billion ($142,000) for violating the copyrights of 700 Vietnamese and foreign artists and 2,000 songs represented by VCPMC.
Một số nghi vấn đã dẫn đến các vụ kiện. Ví dụ, vào năm 2018, Trung tâm Bảo vệ Bản quyền Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã kiện công ty quản lý âm nhạc Sky Music đòi 3.3 tỷ VNĐ ($142,000) vì vi phạm bản quyền của 700 nghệ sĩ Việt Nam lẫn nước ngoài và 2,000 bài hát do VCPMC đại diện

.Sky Music has paid VND700 million ($30,000) as a preliminary step, and the trial is ongoing.
Sky Music bước đầu đã phải trả 700 triệu VNĐ ($30,000), và phiên tòa vẫn còn tiếp tục.

When the table is turned – Khi tình thế xoay chuyển



Though most suspected cases involve younger Vietnamese artists who steal from more established foreign names, the reverse can also be true.
Dù hầu hết các nghi vấn liên quan đến những nghệ sĩ trẻ Việt Nam ăn cắp từ những tên tuổi nước ngoài lón, điều ngược lại cũng có thể đúng.

Just six months after Tung’s 2018 MV “Chay Ngay Di” (Run Now) was criticized for stealing from South Korean rapper Mino’s 2016 MV “Body”, the rapper was charged with plagiarizing from Tung’s 2017 MV “Lac Troi” (Drifting) for his MV, “Fiancé”.
Chỉ 6 tháng sau khi MV “Chạy Ngay đi” năm 2018 của Sơn Tùng bị chỉ trích vì ăn cắp ý tưởng từ MV “Body” năm 2016 của rapper người Hàn Quốc Mino, rapper này bị cáo buộc đạo nhái MV “Lạc Trôi” năm 2017 của Tùng cho MV tên “Fiancé” của mình.



Both “Lac Troi” and “Fiancé” have a black and red background, a drunk white-haired king as the hero and a few court scenes featuring the king amid his musician concubines.
Cả “Lạc Trôi” và “Fiancé” đều có nền đen và đỏ, một vị vua tóc trắng xay sỉn là nhân vật trung tâm và một vài cảnh trên triều cho thấy vị vua ở giữa những phi tần là nhạc sĩ của mình.

But when foreign artists plagiarize Vietnamese songs, fans and everybody concerned easily dismiss it as “coincidence.”
Nhưng khi các nghệ sĩ nước ngoài đạo nhái bài hát của Việt Nam, người hâm mộ và tất cả mọi người liên quan đều dễ dàng bác bỏ điều đó dưới cái danh “trùng hợp”.

This unequal game was especially marked in the high-profile case of Coldplay and Rihanna’s 2017 song “Princess of China” which was suspected of stealing from Vietnamese diva Ha Tran’s 2008 song “Ra Ngo Tung Kinh” (Chant in the Alley).
Trò chơi bất bình đẳng này được đặc biệt chỉ ra trong vụ việc đình đám của bài hát “Princess of China” năm 2017 của Coldplay và Rihanna mà bài hát này bị nghi án đạo nhái bài hát “Ra Ngõ Tụng Kinh” năm 2008 của diva Việt Nam Hà Trần.

Typical of such incidents, the case did not lead to a lawsuit though both Tran Tien and Thanh Phuong, who composed and mixed “Ra Ngo Tung Kinh”, said the introduction to “Princess of China” had an 80 percent resemblance to theirs.
Điển hình trong những vụ việc như vậy, trường hợp này không dẫn đến vụ kiện nào dù cả Trần Tiến và Thanh Phương, người viết và soạn bài “Ra Ngõ Tụng Kinh”, cho biết phần mở đầu của “Princess of China” giống sản phẩm của họ đến 80%.

Other similar cases included Indian duo Sukriti and Prakriti Kakar’s MV “Sudhar Ja” whose intro was found to resemble the intro of singer Erik’s MV “Dung Co Mo” (Dream On), South Korean G-Dragon’s “Butterfly” which seemed to copy Do Bao’s “Nhung Khung Troi Khac” (Other Horizons), South Korean Jang Jae In and NaShow’s hit “Auditory Hallucination” whose prelude sounded similar to the prelude of Bao Tram’s “Chi Con Nhung Mua Nho” (Seasons of Nostalgia).
Những ca tương tự gồm MV “Sudhar Ja” của cặp song ca Ấn Độ Sukriti và Prakriti Kakar có phần mở đầu giống với phàn mở đầu của MV “Đừng Có Mơ” của ca sĩ Erik, ca khúc “Butterfly” của nghệ sĩ Hàn Quốc G-Dragon có vẻ như ddadaxddaoj bài “Những Khung Trời Khác” của Đỗ Bảo, khúc dạo đầu bài hit “Auditory Hallucination” của nghệ sĩ Hàn Quốc Jang Jae In và NaShow na ná với khúc dạo đầu bài “Chỉ Còn Những Mùa Nhớ” của Bảo Trâm.

Vietnamese musicians have shared different views about plagiarism. Younger musicians tend to be more flexible. To DJ SlimV for instance, to judge whether somebody plagiarizes is complicated. A work has to be seen as a whole as well as in its details such as its melody and chord progression, and may require a jury to reach a conclusion.
Các nhạc sĩ Việt Nam đã chia sẻ những quan điểm khác nhau về việc đạo nhạc. Các nhạc sĩ trẻ tuổi có vẻ linh hoạt hơn. Ví dụ, với DJ SlimV, để đánh giá xem một người có đạo nhạc hay không là phức tạp. Một sản phẩm phải được xem xét tổng thể cũng như từng chi tiết như phần giai điệu và hợp âm, và có thể yêu cầu thẩm phán để đi đến kết luận.

As DJ SlimV sees it, there is no musical god who holds composing secrets and bestows them on earthly musicians. Rather, music is just a well-trodden path where musicians always learn from each other, he contends. Practice becomes theory, and when many compose in a similar style, they create a new genre or school.
Theo quan điểm của DJ SlimV, không có thần âm nhạc nào giữ bí mật về sáng tác nhạc và ban chúng cho những nhạc sĩ trần gian. Thay vào đó, theo anh, âm nhạc chỉ là một con đường mòn, nơi các nhạc sĩ luôn học hòi từ nhau. Thực hành sẽ hình hành lý thuyết, và khi nhiều người sáng tác với phong cách giống nhau, họ sẽ tạo ra một thể loại hoặc trường phái mới.

According to SlimV, it isn’t wrong to create one’s own song from a common chord progression or beat found on the Internet. Many famous songs use the same chord progression such as Linkin Park’s “Numb”, Timbaland’s “Apologize”, Eminem’s “Love the Way You Lie” and Alan Walker’s “Faded”.
Theo SlimV, việc sáng tạo ra một bài hát của mình từ một hợp âm hoặc nhịp điệu phổ thông tìm thấy trên Internet không phải là điều sai trái. Nhiều bài hát nổi tiếng sử dụng hợp âm giống nhau như bài “Numb” của Linkin Park, “Apologize” của Timbaland, “Love the Way You Lie” của Eminem và “Faded” của Alan Walker.

Similarly, songs that use the same beat can become different such as American-Jamaican rapper Sean Kingston’s “Beautiful Girl” and the late American singer Ben E. King’s R&B classic “Stand By Me”.
Tương tự, các bài hát sử dụng chung nhịp điệu có thể khác biệt như bài “Beautiful Girl” của rapper người Mỹ – Jamaica Sean Kingston và bài R&B kinh điển “Stand By Me” của ca sỹ quá cố người Mỹ Ben E. King.

SlimV says because human memory operates based on patterns, modern music makes use of short repetitive cycles to make songs catchy and easy to remember. These short cycles plus the use of the same chord progressions tend to make pop songs sound similar, especially to laypeople’s ears.
SlimV cho biết bởi trí nhớ con người hoạt động theo khuôn mẫu, âm nhạc hiện đại sử dụng những vòng lặp để tạo ra các bài hát bắt tay và dễ nhớ. Những vòng lặp ngắn này cùng với việc sử dụng hợp âm giống nhau có xu hướng khiến cho bài nhạc pop nghe tương tự nhau, đặc biệt đối với tai của những người không có kiến thức chuyên môn.

Nguyen Van Chung, who composed such hits as “Vang Trang Khoc” (Crying Moon) and “Nhat Ky Cua Me” (Mother’s Diary), has a sterner outlook.
Nguyễn Văn Chung, người sáng tác những bài hit như “Vầng Trăng Khóc” và “Nhật Ký Của Mẹ”, có quan điểm nghiêm khắc hơn.

He says some young musicians often consciously steal popular songs or genres to garner quick fame and profits.
Ông cho biết nhiều nhạc sĩ trẻ thường có ý thức ăn cắp các bài hát hoặc thể loại bài hát phổ biết để thu về nhiều danh tiếng và lợi nhuận một cách nhanh chóng.

Musician Nguyen Hai Phong also opposes plagiarism and says only uncreative and unprofessional people steal others’ works. Professional musicians who make money from their works must have 100 percent originality, and to discourage people from stealing, he suggested audiences should boycott copycats.
Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong cũng phản đối việc đạo nhái và cho biết chỉ những người thiếu sáng tạo và thiếu chuyên nghiệp mới đi ăn cắp sản phẩm của người khác. Nhạc sĩ chuyên nghiệp làm tiền từ sản phẩm của mình phải có 100% cái độc đáo, và để hạn chế mọi người ăn trộm, ông đề nghị khán giả nên tẩy chay những sản phẩm đạo nhái.

Nguồn: baosongngu.vn

Posted on May 06, 2020 11:22:58 PM


6
Donate free




Đăng nhập để tham gia thảo luận! Hoặc bạn có thể bình luận bằng facebook ở dưới.