Anh - ViệtSự khác nhau trong phát âm, cách dùng từ giữa tiếng Anh kiểu Anh và kiểu Mỹ

Được viết bởi: Đang học lập trình ...


Bạn có thể cho rằng đã là tiếng Anh là như nhau, nhưng thực tế cách dùng tiếng Anh của những miền đất khác nhau cũng khác nhau. Người Anh, người Mỹ, người Úc và các nước sử dụng tiếng Anh khác đều có sự khác biệt trong cách áp dụng tiếng Anh vào các tình huống thực tế. Sự khác nhau thể hiện qua: phát âm, cách dùng từ, những câu nói đặc trưng, những từ vựng đặc trưng ... Lý do có thể giải thích cho điều này đó là sự khác biệt trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và đặc trưng của mỗi nền văn hóa. Thật vậy, ngôn ngữ là công cụ truyền tải ý nghĩa của những trải nghiệm văn hóa, do đó nếu những cộng đồng khác nhau với các hình thức sinh hoạt khác nhau chắc chắn ngôn ngữ sẽ có nhiều biến đổi để phù hợp với đặc trưng của các tương tác thông qua ngôn ngữ tại địa phương đó.

Bài viết này xét tới một số khía cạnh cơ bản trong sự khác biệt rõ rệt giữa hai lối sử dụng tiếng Anh có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới đó là tiếng Anh kiểu Anh và tiếng Anh kiểu Mỹ. Sự so sánh được thể hiện qua một số cách dùng như: phát âm, từ vựng và các thành ngữ đặc trưng.



1. Khác biệt giữa cách phát âm kiểu Anh và kiểu Mỹ

- Khác biệt trong phát âm nguyên âm và phụ âm

Với những từ có nguyên âm "A", người Mỹ đọc là "a", người Anh lại phát âm thành "o".

Ví dụ: Với từ ask, người Mỹ đọc là "ask" còn người Anh lại thiên về "osk".

Với âm "_R" ở cuối câu, người Mỹ uốn lưỡi rất rõ ràng, còn người Anh có xu hướng bỏ âm này đi để nói nhanh hơn.

Ví dụ: Với từ hard, người Mỹ phát âm /hɑːrd/, còn người Anh chỉ đọc đơn giản là /hod/.

Một khác biệt nữa đến từ âm "T". Cách đọc của người Mỹ là lướt nhẹ âm "t" và tạo thành âm "đ", ví dụ chữ water sẽ được đọc là "wa đờ". Trong khi đó, chị Fiona đến từ Đông Nam London lại bỏ luôn âm "t" , water được đọc đơn giản thành "wotha", tương tự photo đọc là "pho ô"...

- Khác biệt trong ngữ điệu

Trong âm điệu của các cụm từ, các câu nói người Anh có cách biểu lộ đa sắc âm ở người Mỹ: nghĩa là có cả âm sắc, âm ngang, âm huyền và nhịp âm thay đổi đa dạng hơn người Mỹ. Trong khi đó, người Mỹ thì các âm có nhịp âm rớt: Ngang nhấn, âm ngang và huyền. Âm dấu sắc hiếm khi được dùng trong các trạng thái phát âm thông thường trong các câu nói.

- Khác biệt trong phát âm chữ "didn't" (hay wouldn't, couldn't); can và can't

Người Mỹ phát âm một âm tiết cho các từ: didn't; wouldn't; couldn't (âm 'nt' (giống âm 'uh') được phát âm cuối đưa âm lên mũi chứ không đọc tách riêng thành một âm khác). Trong khi đó, người Anh sẽ phát âm những âm trên thành 2 âm riêng biệt: |ˈdɪd-dnt ; ˈwʊd-dnt và kʊd-dnt

Chữ "can" và "can't" thể hiện sự khác biệt lớn nhất giữa cách phát âm kiểu Anh, và kiểu Mỹ.

Đối với "Can" khi đặt ở đầu câu, ví dụ: "Can you help me?" người Anh và người Mỹ sẽ phát âm giống nhau là | kæn |. Tuy nhiên nếu chữ "can" nằm nữa câu ví dụ: "I can help you" thì người Anh vẫn phát âm giống như cách chữ này đặt ở đầu câu trong khi đó người Mỹ sẽ phát âm thành | kən |.

Đối với "can't" thì người Anh phát âm là | kɑːnt | Trong khi đó người Mỹ lại phát âm là | ˈkænt | (Lưu ý: phát âm dứt khoác và không rớt âm cuối "t" khi phát âm trong câu- giống như cách bạn đang phát âm thì có ai chặn ngay cổ họng)



2- Sự khác biệt trong cách dùng từ giữa tiếng Anh kiểu Anh và kiểu Mỹ

- Dấu phẩy và and

Thư thứ nhất hỏi tôi về cách sử dụng dấu phẩy (,). Bạn đọc hỏi tôi rằng anh viết “They studied history, mathematics and chemistry” thay vì “They studied history, mathematics, and chemistry”, như vậy câu nào chuẩn hơn. Tôi trả lời ngay rằng cả 2 câu đều chuẩn. Người Mĩ hay dùng dấu phẩy trước and, còn người Anh thì bỏ dấu phẩy.

Cá nhân tôi thấy tiếng Anh kiểu Mĩ thực tế hơn, đơn giản hơn, mà lại nhẹ nhàng hơn tiếng Anh kiểu Hoàng hậu (Queen’s English). Do đó, tôi quen với cách viết của Mĩ, và điều này đã gây bực bội cho vài đồng nghiệp ở Úc vì Úc theo Anh.

Bạn đọc đó cũng hỏi có nên viết History, Mathematics, Chemistry (thay vì history, mathematics, chemistry). Tôi nghĩ mấy danh từ là danh từ chung, nên không có lí do gì viết hoa mẫu tự đầu cả. Thật vậy, nhiều tập san khoa học bây giờ đòi hỏi tác giả không nên viết hoa; họ không chịu “Study Design and Methods” mà bắt buộc phải viết “Study design and methods”.

- Story và storey

Một bạn đọc khác hỏi tôi rằng: “Báo Saigon Times Weekly (bản tiếng Anh) số ra ngày 12/9/09, ở trang 35 có dòng chữ quảng cáo:

37 Story Luxury Condominiums

Tôi nghĩ chắc họ muốn nói storey (tầng) chứ không phải story. Thầy có ý kiến gì không?”

Tôi không nghĩ họ lầm. Thật vậy, Saigon Times viết đúng – đúng theo tiếng Anh kiểu Mĩ. Trong tiếng Anh kiểu Mĩ, người ta có thể viết story để vừa chỉ tầng vừa chỉ câu chuyện, tùy theo văn cảnh. Còn tiếng Anh kiểu Anh thì phân biệt rành rọt giữa storey và story.

Ở đây, tôi chỉ muốn bàn thêm 2 điểm:

Thứ nhất là chuyện số nhiều và số ít. Trong tiếng Anh, những danh từ gốc Latin như datum (dữ liệu), condominium (căn hộ), addendum (phụ chú), v.v… có số nhiều là data, condominia, addenda, v.v… Nhưng người Mĩ thì bất cần qui tắc của tiếng Anh của người Anh, nên họ viết số nhiều làcondominiums.

Số nhiều của storey hay story là stories. Do đó, nếu muốn nói 37 tầng thì viết đúng là 37 stories. Nhưng nếu viết 37-story (chú ý không có số nhiều) thì chữ này thành mệnh đề tính từ, và phải kèm theo sau một danh từ, chẳng hạn như “37-story building” có nghĩa là building có 37 tầng.

Quay trở lại câu quảng cáo “37 Story Luxury Condominiums”, tôi nghĩ đáng lẽ phải có dấu gạch nối thì chuẩn hơn: 37-Story Luxury Condominiums.



3- Các thành ngữ đặc trưng của riêng người Anh và người Mỹ

Bên dưới đây liệt kê ra 20 thành ngữ: 10 thành ngữ rất đặc trưng của người Anh mà người Mỹ có thể không hiểu và 10 thành ngữ khác của người Mỹ mà người Anh có thể không hiểu.

- 10 thành ngữ của người Anh làm khó người Mỹ

1. They're chalk and cheese

"Phấn" và "phô mai" là hai thứ chẳng giống gì nhau. Do đó nếu nói hai người nào đó "chalk and cheese", nghĩa là họ hoàn toàn khác biệt.

Ví dụ: My ​brother and I are like chalk and ​cheese.

Ở Bắc Mỹ, cụm từ tương tự là "apples and oranges"

2. Bob's your uncle

Thành ngữ này từ xuất xứ từ việc Thủ tướng thứ 20 của Anh - ông Robert (Bob) Cecil bổ nhiệm cháu mình là Arthue Balfour vào một vị trí cấp cao. Từ đó, người ta nói "Bob là bác ấy mà" để ám chỉ rằng đó là một việc dễ như bỡn, đơn giản (vì mọi chuyện đã có ông bác Bob lo).

3. Donkey's years

"Donkey's" trong câu hỏi của bài trắc nghiệm là viết tắt thay cho "donkey's years", trước đây là "donkey's ears". Tai của lừa thì dài. Do đó cụm từ này dùng để mô tả thời gian từ rất lâu, rất dài.

4. Something for the weekend

Tin hay không tùy bạn nhưng "something for the weekend" ám chỉ cái bao cao su. Cụm từ này xuất phát từ một câu hỏi "tế nhị" mà các thợ cắt tóc thường hỏi khách hàng của mình. Ở nước Anh, thợ cắt tóc hay bán mặt hàng này. Mỗi khi có khách đến cắt tóc, họ thường hỏi: "Would you like something for the weekend?".

5. At Her Majesty's pleasure

Nếu bạn "at Her Majesty's pleasure", có nghĩa là bạn bị bắt giam vào một nhà tù ở Anh quốc. Thuật ngữ này xuất phát từ việc ở nước Anh trước đây, bắt giam ai là phụ thuộc vào quyết định của người đứng đầu vương quốc.

6. Swing and roundabouts

Cụm đầy đủ của thành ngữ này là "to gain on the swings and lose on the roundabouts" - "được ở cái đu rồi lại mất ở vòng quay ngựa gỗ". Cụm này ám chỉ một tình huống mà cái lợi và cái hại song hành nhau, được cái này mất cái kia.

7. Horses for courses

Thành ngữ này xuất phát từ con ngựa đua sẽ thu được thành tích tốt nhất nếu gặp được trường đua phù hợp, dùng để ám chỉ rằng những người khác nhau phù hợp với những môi trường, tình huống khác nhau. Điều quan trọng là phải chọn được đúng người, đúng lúc.

Ví dụ: Ah well, horses for courses. Just because a plumber can mend your washing machine, it doesn't follow that he can mend your car as well.

8. Get the hump

Thành ngữ này có nghĩa là "cảm thấy phiền lòng, bực mình. Xuất xứ của nó không rõ ràng và được dùng trong những trường hợp không trang trọng, suồng sã.

9. Spend a penny

Thành ngữ này được dùng phổ biến tại Anh và Australia. Trước đây, giá đi toilet công cộng ở Anh thường là một penny. Do đó khi ai đó muốn đi toilet họ có thể dùng câu này như một cách nói tế nhị.

10. On the pull

Ở đây có sự liên quan giữa "pull" và "attrachtion". Khi một người "on the pull" có nghĩa là người này đang đi tìm đối tượng để "vui vẻ".



- 10 thành ngữ của người Mỹ làm khó người Anh

1. Nếu bạn "lay an egg", thì bạn...
--> Completely unsuccessful (cực kỳ thất bại, làm cái gì ra kết quả tệ hại)

2. John Hancock ám chỉ....
--> A person's signature (chữ ký). VD: Please help us out and put your John Hancock on our petition.

3. Khi một ai đó "bought the farm" có nghĩa là họ...
--> Died (đã chết). Thường dùng với người nào chết trận hoặc chết do phẫu thuật.

4. "Horse of another color" có nghĩa là ...
--> An unrelated matter with disctincly different meaning (một vấn đề gì đó khác, không liên quan đến chủ đề đang nói. VD:
- I was talking about trees, not bushes. Bushes are a horse of another color
- Gambling is not the same as investing in the stock market. It's a horse of a different color.

5. "Bronx cheer" có nghĩa là ...

--> A sound of derision or comtempt made by blowing through closed lips (sự bĩu môi, trề môi ra khi chê bai ai đó).

6. Nếu cái gì "jumped the shark", có nghĩa là nó...
--> Began a period of inexorable decline in quality or popularity (diễn tả một cái gì từng lớn mạnh nhưng rồi rơi vào thời kỳ giảm về số lượng, sự nổi tiếng...). VD:
- X-Files totally jumped the shark when Mulder was abducted by aliens.

7. "Monday morning quarterback" ám chỉ một người ...
--> passes judgement on and critizes something after the event (một người đưa ra nhận xét, phê phán sau khi sự kiện đã diễn ra, theo kiểu biết rồi mới nói, thầy bói nói dựa...)

8. Nếu chúng ta cần "put on the dog", có nghĩa là chúng ta sẽ ...
--> behave in an ostentatious way (hành động một cách khoe khoang, phô trương)

9. Cái gì đó "up the wazoo" có nghĩa là nó...
--> in a great quantity (có số lượng rất lớn)

10. Khi bạn "talked turkey", có nghĩa là bạn đang...
--> discuss something frankly and straightfowardly (bàn luận cái gì một cách hết sức thẳng thắn). VD:
- OK, let's talk ​turkey - you're ​broke and you don't have ​work. What are you going to do?



Trong giới hạn của một bài viết không thể nào liệt kê ra hết những sự khác nhau trong cách sử dụng tiếng Anh kiểu Anh hay kiểu Mỹ. Bạn nên góp nhặt từng chi tiết nhỏ mà bạn biết được và thực hành sử dụng để có trải nghiệm thực tế. Một khi bạn gần với cộng đồng nào nhất thì bạn sẽ có xu hướng sử dụng ngôn ngữ đó giống như cách những người ở đó sử dụng. Cá nhân tôi nhận thấy, tiếng Anh của người Mỹ ảnh hưởng nhiều hơn tiếng Anh của người Anh xét trên phương diện ảnh hưởng văn hóa, khoa học kỹ thuật và nhiều giá trị nhân văn khác mà người Mỹ "xuất khẩu" qua Việt Nam.

Posted on October 04, 2016 04:53:12 PM


3
1000
Donate free




Đăng nhập để tham gia thảo luận! Hoặc bạn có thể bình luận bằng facebook ở dưới.